Do đó, việc điều trị nâng nồng độ đường máu lên phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh nhân có hạ đường huyết.
Hạ đường huyết ít gặp ở bệnh nhân không bị đái tháo đường. Đường huyết thấp sẽ dấn đến hoạt hóa hệ adrenergic và các biểu hiện thần kinh do thiếu glucose não. Trên lâm sàng thường dùng tam chứng Wipple để chẩn đoán hạ đường huyết.
- Các biểu hiện của hạ đường huyết: vã mồ hôi, nóng ở vùng thượng vị, lo lắng, run tay, buồn nôn, hồi gộp đánh trống ngực, nhịp nhanh, đói. Các biểu hiện thần kinh do thiếu đường ở nào gồm: thay đổi hành vi, mắt nhìn mờ, lẫn lộn, hoa mắt chóng mặt, thờ ơ, động kinh, mất ý thức, hôn mê.
- Đường huyết < 2,8mmol
- Các triệu chứng cải thiện nhanh sau khi nâng đường huyết bình thường trở lại.
Đường huyết mao mạch ít sử dụng để chẩn đoán do mức độ chính xác không cao.
Các mức độ hạ đường huyết:
- Hạ đường huyết mức độ nhẹ: Bệnh nhân tỉnh, có biểu hiện cường giao cảm như run tay, cồn cào, hoa mắt, nhịp tim nhanh, trống ngực, vã mô hôi. Mức đường huyết thường từ 3,3 – 3,6 mmol/L.
- Hạ đường huyết mức độ trung bình: Cơn hạ đường huyết có biểu hiện thần kinh như nhìn mờ, giảm khả năng tập trung, lơ mơ, có thể rối loạn định hướng. Mức đường huyết thường từ 2,8 – 3,3 mmol/L.
- Hạ đường huyết mức độ nặng: Bệnh nhân có thể mất định hướng, cơn loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê. Mức đường huyết thường dưới 2,8 mmol/L.
Nguồn: Tài liệu đào tạo điều dưỡng “Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân đái tháo đường”