Trưởng phòng Ngô Thị Thùy Dương
CN Tạ Kim Anh - Phó trưởng phòng
1. Quá trình hình thành và phát triển
-
-
- Phòng Điều dưỡng được thành lập theo quyết định số 67/QĐ – BVNT ngày 17/08/2001 của giám đốc BVNT. Trải qua 19 năm hoạt động, là một trong những phòng thành lập đầu tiên của Bệnh viện, phòng điều dưỡng đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Bệnh viện và công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh Nội tiết và RLCH.
- Phòng Điều dưỡng có trách nhiệm quản lý và điều hành hệ thống điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng và cận lâm sàng bao gồm 31 khoa và điều hành nhân lực, giám sát chuyên môn chăm sóc người bệnh của 479 điều dưỡng – kỹ thuật y trong Bệnh viện.
- Hiện tại Phòng điều dưỡng gồm có 09 nhân lực bao gồm 03 thạc sỹ, 06 cử nhân đại học, 05/09 cán bộ của Phòng là đảng viên và đang giữ chức trách quản lý điều dưỡng tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Nhân lực của Phòng được phân công nhiệm vụ theo từng khu vực cũng như tính chất bệnh lý để giám sát và triển khai công tác chăm sóc người bệnh tại tất cả các khoa trong bệnh viện như sau:
- Ths Ngô Thị Thùy Dương, Trưởng phòng phụ trách chung và phụ trách toàn bộ công tác chăm sóc người bệnh của BV.
- Ths Trần Thị Hiền Phi, phó TP, điều dưỡng trưởng khoa Ngoại chung, phụ trách công tác GDSK và chăm sóc người bệnh tại cơ sở Tứ Hiệp.
- CN Tạ Kim Anh, phó TP, điều dưỡng trưởng khoa điều trị ban ngày, phụ trách công tác chăm sóc người bệnh tại cơ sở Thái Thịnh.
- CN Phạm Thị Hiền, Kỹ thuật viên trưởng khoa huyết học, phụ trách công tác lấy mẫu bệnh phẩm và làm các xét nghiệm cận lâm sàng
- CN Phan Thị Toàn, điều dưỡng trưởng liên khoa mắt-RHM-TMH, phụ trách công tác khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh khoa khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, đơn vị chạy thận nhân tạo.
- CN Nguyến Mai Thanh, công tác công đoàn, giám sát KSNK và phụ trách công tác CSNB tại khoa ĐTĐ, CSBC, ĐTTC, YHHN
- CN Lê Thị Phương Liên làm công tác hành chính và phụ trách công tác chăm sóc người bệnh tại một số khoa lâm sàng khối nội
- CN Đỗ Thị Thu Hiền phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo và công tác CSNB tại khoa CSBC và khoa Đái tháo đường
- CN Nguyễn Thị Huế phụ trách chuyên môn công tác chăm sóc người bệnh cấp cứu và tích cực
-
Chức năng, nhiệm vụ:
-
-
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo theo thông tư 07/2011/TT-BYT; giao tiếp ứng xử tốt với người bệnh và người nhà người bệnh đem lại sự hài lòng cho người bệnh và người nhà. Triển khai tổ chức tư vấn GDSK và họp Hội đồng NB các cấp.
- Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc Bệnh viện phê duyệt
- Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn
- Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định ;
- Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý, y công
- Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Giám sát và triển khai việc thực hiện xanh – sạch- đẹp và 5S trong công tác chăm sóc người bệnh.
- Phối hợp với phòng Đào tạo - NCKH & HTQT thực hiện đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý, y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hành cho các học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý, y công trước khi tuyển dụng.
- Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công
- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
- Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao
- Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh:
- Triển khai công tác chăm sóc người bệnh của từng khoa; phân công nhóm ĐD theo dõi, chăm sóc toàn diện người bệnh từng buồng bệnh.
- Tổ chức kiểm tra công tác điều dưỡng – hộ lý theo chủ đề có bộ công cụ đã được phê duyệt và theo kế hoạch, có đánh giá theo từng khoa
- Triển khai tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh theo thông tư 07/2011/TT-BYT. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người trên nguyên tắc: Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên được chăm sóc toàn diện, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn, các hoạt động chăm sóc, theo dõi do điều dưỡng viên, kỹ thuật viên thực hiện và chịu trách nhiệm.
- Triển khai chăm sóc toàn diện NB các buồng bệnh ICU, buồng bệnh nghi nhiễm Covid
- Triển khai công tác sàng lọc Covid và giám sát công tác phòng chống Dịch của BV
- Điều dưỡng-KTV tuân thủ thực hiện quy trình kỹ thuật điều dưỡng theo quy định của Bộ y tế và của bệnh viện.
- Giám sát sử dụng thuốc đúng, an toàn cho người bệnh
- Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vật tư tiêu hao, cấp phát VTYT có ký nhận và sổ sách theo dõi, hàng tháng phòng ĐD kết hợp phòng VTYT kiểm kê kho vật tư tại các Khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà người bệnh.
- Phối hợp cùng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa/ phòng; giám sát hộ lý, y công vận chuyển rác thải đúng quy định. Tập huấn và thực hiện nghiêm túc thông tư 16/TT-BYT/2018 quy định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế
- Theo dõi các báo cáo hàng tháng của Khoa lâm sàng và cận lâm sàng : Có một số sai sót trong quá trình thực hiện các quy trình kỹ thuật đã được nhắc nhở trực tiếp và có tiếp thu sửa đổi.
- Đánh giá có phân tích theo biểu đồ 10 chỉ số chất lượng chăm sóc người bệnh của toàn Bệnh viện kết quả như sau:
+ Tỷ lệ người bị loét do tỳ đè xấp xỉ bằng 0.
+ Tỷ lệ điều dưỡng/ kỹ thuật viên tuân thủ quy trình kỹ thuật là 93.3%
+ Tỷ lệ sai sót do dùng thuốc cho người bệnh là 0 %.
+ Tỷ lệ điều dưỡng/ kỹ thuật viên tham gia đào tạo liên tục là 14,8%.
+ Tỷ lệ điều dưỡng/ giường bệnh là 1/3.2
+ Tỷ lệ điều dưỡng/ kỹ thuật viên thực hiện Tiêm an toàn ( dựa vào 20 chỉ số thực hiện tiêm an toàn) là 100% nhưng thực hiện đúng, đầy đủ chiếm 96.5%
+ Tỷ lệ điều dưỡng/kỹ thuật viên tuân thủ rửa tay thường quy trước khi thực hiện thủ thuật là 91.9%.
+ Tỷ lệ người bệnh được tư vấn GDSK theo chủ đề cấp Bệnh viện là 3,8 % thấp hơn so với năm 2019 vì đại dịch Covid không tụ tập nơi đồng người. Tại các khoa tỷ lệ NB được GDSK chiếm khá cao 95 %. Kết quả trên cũng nhờ vào sự vận động tuyên truyền của các điều dưỡng viên, các khoa đã tích cực tổ chức các buổi tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh theo nhóm 1 lần/1 tuần và cấp BV cho toàn thể BN nội trú 2 tuần/ 1 lần.
+ Tỷ lệ NB bị tai biến do truyền máu là 0.%.
+ Tỷ lệ sai sót trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm cho người bệnh chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số mẫu được khảo sát và khắc phục được hết, không để hậu quả gì.
- Công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học:
Phối hợp cùng Phòng Đào tạo & NCKH và các khoa/phòng tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo liên tục cho điều dưỡng – kỹ thuật viên:
- Lớp quy trình chăm sóc người bệnh nội tiết – rối loạn chuyển hóa.
- Lớp Giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội tiết.
- Lớp Truyền máu an toàn
- Tập huấn sử dụng các phương tiện phòng hộ
- Tập huấn giám sát KSNK
- Lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp
- Hoàn thành 07 đề án của Điều dưỡng và 2 đề tài của điều dưỡng
- 01 chiến sĩ thi đua với đề án cải tiến chất lượng “ Bảo đảm an toàn phẫu thuật” đã được thông qua Hội đồng khoa học và đưa vào sử dụng.
- Tổ chức sinh hoạt khoa học Điều dưỡng và bình phiếu chăm sóc:
- Triển khai bình phiếu chăm sóc tại các khoa 1 tháng 1 lần theo quy định
- Tổ chức sinh hoạt khoa học và bình phiếu chăm sóc cho tất cả các điều dưỡng 2 lần 1 năm vì lý do Đại dịch Covid tại Hội trường Bệnh viện bao gồm các chủ đề sau:
+ Hệ thống kiến thức về bệnh U đại tràng và bình phiếu CS người bệnh sau mổ cắt đại tràng - khoa ngoại chung
+ Hệ thống kiến thức đại cương về bệnh đái tháo đường và dinh dưỡng cho NB đái tháo đường. Bình phiếu chăm sóc người bệnh ĐTĐ/THA/RLLP/BCTKNV –Khoa Nội chung
- Giáo dục sức khỏe:
- Do dịch Covid hạn chế tụ tập đông người nên tập chung GDSK theo nhóm nhỏ tại các buồng bệnh, tư vấn trực tiếp với NB.
- Xây dựng 2 tài liệu phát tay cho NB : “Giáo dục NB đái tháo đường tự chăm sóc và hướng dẫn tiêm Insulin”, “ Những điều cần biết cho NB phẫu thuật tuyến giáp”
- Tư vấn qua trang web của Bệnh viện
- Xây dựng Tài liệu GDSK theo mặt bệnh của từng khoa, mỗi khoa từ 5 -10 chủ đề
- Đánh giá có phân tích theo biểu đồ hoạt động GDSK của toàn BV
- Công tác khác:
- Cuộc thi Poster các ý tưởng sáng tạo liên quan đến công tác chăm sóc NB có 6 đề án – Poster cải tiến chất lượng được thông qua hội đồng khoa học.
- Tổ chức tuần lẽ tri ân người bệnh, Thi tìm hiểu kiến thức và tặng quà cho một số NB ngày thành lập Hội điều dưỡng Việt Nam 24/10 và ngày lễ nô en.
- Tổ chức tư vấn và Giáo dục sức khỏe cho hơn 200 người bệnh nội trú nhân ngày thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường 14/10, tặng quà cho một số NB đái tháo đường có hoàn cảnh khó khăn.
- Triển khai, giám sát thực hiện 5S trong xe tiêm và tủ trực, tủ cấp cứu tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
- Thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên trong toàn thể khối ĐD – KTV, giám sát việc thực hiện chuẩn đạo đức.
- Phối hợp khoa KSNK, phòng QLCL giám sát việc thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa, giám sát thực hiện cơ sở y tế xanh – sạch – đẹp, nhà VS Bệnh viện, phong trào vệ sinh tay. Phối hợp với Phòng truyền thông làm video phóng sự về phòng Dịch Covid
- Tổ chức ngày an toàn người bệnh thế giới, thực hiện khẩu hiệu “ Hãy nói ra vì sự an toàn của NB” Thực hiện tuyên truyền GDSK về an toàn cho người NB
- Tổ chức Nô en cho người bệnh, thi tìm hiểu kiến thức và tặng quà cho các bệnh nhân nội trú có hoàn cảnh khó khăn.
- Thực hiện nghiêm túc giao tiếp ứng xử hướng tới sự hài lòng của NB
- Giữ nghiêm kỷ luật lao động, đảm bảo vệ sinh khoa/phòng làm việc, trang phục y tế đúng quy định.
- Những biện pháp trong tổ chức thực hiện và những nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.
2.1. Biện pháp:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác CSNB (có kế hoạch cụ thể theo tuần, tháng, năm), xây dựng bộ công cụ kiểm tra theo tiêu chí chất lượng bệnh viện.
- Triển khai thực hiện CSNB theo nhóm đối với các khoa lâm sàng theo Thông tư 07, quan tâm và đáp ứng tối đa các nhu cầu của người bệnh.
- Khảo sát sự hài lòng người bệnh qua bộ công cụ và có đánh giá cụ thể và phương hướng thực hiện.
- Thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn BV, giám sát chặt chẽ công tác chăm sóc không để tình trạng người bệnh bị loét tì đè hay viêm phổi ứ đọng do nằm lâu tại BV. Đánh giá tỷ lệ loét tỳ đè và tỷ lệ viêm phổi do ứ đọng qua báo cáo hàng tháng của các khoa lâm sàng về chất lượng chăm sóc người bệnh
- Xây dựng các quy định và các quy trình kỹ thuật điều dưỡng phục vụ chăm sóc người bệnh, giám sát việc thực hiện các quy trình chuyên môn hạn chế tối đa sự cố y khoa gây hậu quả trong công tác CSNB.
- Triển khai phong trào xanh – sạch – đẹp và 5S trong chăm sóc người bệnh giúp người bệnh cảm thấy thân thiện hơn khi ở BV và hài lòng với phong cách phục vụ và hạ tầng cơ sở của BV.
- Thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp ĐD viên, quy tắc ứng xử đối với NB và đồng nghiệp.
- Giám sát việc thực hiện phần mềm công khai dịch vụ khám chữa bệnh nội trú đảm bảo minh bạch và an toàn về thuốc cho người bệnh.
- Tổ chức tiếp đón và giám sát công tác sàng lọc của BV tại 02 cơ sở
2.2 Nguyên nhân:
Nhân viên y tế đều coi người bệnh là khách hàng đặc biệt và quan trọng chính vì vậy Phòng Điều dưỡng đã thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng ủy, Ban giám đốc thay đổi phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh đồng thời hướng dẫn các khoa phòng trong Bệnh viện thực hiện phong trào xanh – sạch – đẹp, tạo môi trường thân thiện hấp dẫn, an toàn, giúp người bệnh tin tưởng và thoải mái khi khám chữa bệnh tại BV.
- Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước:
- Chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương đường lối của Đảng, coi trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đào tạo nâng cao và giám sát thái độ giao tiếp của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh.
- Phòng Điều dưỡng luôn tuân thủ mọi quy định, quy chế chuyên môn. Làm việc theo pháp luật, giữ gìn sự nghiêm minh, công bằng trong công tác.
- Hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể:
- Tất cả các nhân viên của Phòng Điều dưỡng đều tham gia tích cực vào các phong trào của Công đoàn BV cũng như Đoàn TNCSHCM, gương mẫu trong các hoạt động tình nguyện do BV tổ chức.
- Phòng có 5 đảng viên trên tổng số 9 nhân viên nên tham gia tích cực vào các buổi sinh hoạt của chi bộ Đảng số 1, gương mẫu thực hiện và làm việc theo nghị quyết của Đảng, trung thành với đường lối của Đảng. Có 01 đoàn viên TNCSHCM rất tích cực tham gia phòng trào Đoàn và sinh hoạt theo chi đoàn bệnh viện.
III. CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNGĐƯỢC GHI NHẬN
- Danh hiệu thi đua
Năm
Danh hiệu thi đua
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2011
Tập thể lao động xuất sắc
Quyết định số 1423/ QĐ-BYT ngày 02/05/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2013
Tập thể lao động xuất sắc
Quyết định số 1374/QĐ-BYT ngày 22/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2014
Tập thể lao động xuất sắc
Quyết định số 1305/QĐ-BYT ngày 13/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2015
Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng bệnh viện.
2016
Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng bệnh viện.
2017
Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng bệnh viện.
2018
Tập thể lao động xuất sắc
Quyết định số 1031/QĐ-BYT ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Hình thức khen thưởng
Năm
Hình thức
khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2004
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quyết định số 372/QĐ-BYT ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2011
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quyết định số 1250/QĐ-BYT ngày 26/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2014
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quyết định số 2841/QĐ-BYT ngày 06/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2017
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quyết định số 3209/QĐ-BYT ngày 28/05/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2019
Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế
Quyết định số 3603/QĐ-BYT ngày 18/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2019
Bằng khen của thủ tướng Chinh phủ
Quyết định số 1456/ QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2019
-