Lịch sử phát triển

1506 05/12/2023, 16:58 (GMT+7)

1. Giai đoạn trước năm 1969:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ ác liệt nhất, Đế quốc Mỹ tiến hành ném bom, bắn phá nhằm hủy diệt miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vừa phải đánh trả không quân Mỹ bảo vệ Hà Nội, bảo vệ miền Bắc, vừa tiếp tục tập trung sức người, sức của để chi viện cho chiến trường miền Nam; Đảng và Chính phủ vẫn luôn quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng. Trước tình hình bệnh bướu cổ phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Bệnh viện Nội tiết nhằm thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh bướu cổ, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Các Quyết định pháp lý bao gồm:

  • Quyết định số 16-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 25/1/1969 về công tác phòng và chữa bệnh bướu cổ cho đồng bào các dân tộc miền núi.
  • Thông tư số 11/BYT-TT ngày 30 tháng 4 năm 1969 hướng dẫn thi hành Quyết định số 16-CP ngày 25 tháng 1 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ.
  • Quyết định số 906/BYT-QĐ ngày 16 tháng 9 năm 1969 về việc thành lập Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế lấy tên là Bệnh viện Nội tiết.
Hình ảnh những năm tháng trong thời kỳ đầu tiên cán bộ bác sỹ của Bệnh viện Khám bướu cổ cho người dân khu vực phía bắc

2. Giai đoạn năm 1969 đến năm 2000:

Năm 1969 về việc thành lập Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế lấy tên là Bệnh viện Nội tiết.

Thông tư số 45/BYT-TT ngày 1 tháng 12 năm 1970 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thành lập Bệnh viện Nội tiết trực thuộc Bộ Y tế. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, quan hệ công tác và lề lối làm việc của Bệnh viện Nội tiết.

Thành lập trong giai đoạn ác liệt của chiến tranh, điều kiện kinh tế, xã hội còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nên Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn để triển khai hoạt động. Nhân lực Bệnh viện ban đầu chỉ gồm 5-7 cán bộ được Bộ Y tế điều chuyển về Bệnh viện:

  1. BS. Đặng Trần Duệ – Phó giám đốc Bệnh viện B về giữ chức vụ quyền Giám đốc Bệnh viện.
  2. BS. Nguyễn Viết Tri – Chuyên viên Cục Phòng bệnh Chữa bệnh Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý Khám chữa bệnh) về phụ trách Phòng chỉ đạo tuyến.
  3. Ông Nguyễn Hoàng Long – Nguyên Trưởng ty Y tế tỉnh Lai Châu về giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện.
  4. Ông Nguyễn Văn Giản – Nguyên Trưởng phòng Tổ chức cán bộc Y tế Vĩnh Linh về giữ chức vụ Trưởng phòng Quản trị hành chính.
  5. DS. Nguyễn Trung Chính – Nguyên giáo viên Trưởng Đại học Dược khoa Hà Nội về giữ chức vụ Trưởng khoa xét nghiệm.
  6. YS. Nguyễn Đức Phái – cán bộ Khoa Nội, Bệnh viện Bạch Mai về Phụ trách Y vụ.
  7. YS. Nguyễn Thị Miên từ Phòng Y vụ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô về làm Phó Giám đốc.

Sau đó, một số cán bộ được bổ sung từ các đơn vị khác về Bệnh viện, bao gồm:

  1. Nguyễn Thị Vân BS. Đào Đắc Quyền BS. Lâm Đình Phúc
  2. Nguyễn Thị Bích Được KTV. Nguyễn Thị Thắm DT. Nguyễn Thị My
  3. Đ/c. Vương Thị Vũ YS. Nguyễn Hiền
  4. Nguyễn Huy Thịnh Đ/c Nguyễn Đình Lư
  5. Đ/c Nguyễn Thị Kim Dung KTV. Nguyễn Phương Khanh YS. Nguyễn Quang Kha

Bộ Y tế cấp cho Bệnh viện một chiếc xe con Gaz 69 cũ cùng một lái xe là đ/c Bê để đi công tác miền Núi.

Vừa thành lập, xây dựng đơn vị, Bệnh viện vừa bắt tay vào công tác chuyên môn, nhưng vẫn phải lo thường trực với mọi hiểm họa, đánh phá của máy bay Mỹ.

PGS Đặng Trần Duệ, nguyên Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện thực hiện công tác sàng lọc bướu cổ cho đồng bào miền núi

3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:

Năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 4828/QĐ-BYT ngày 07 tháng 12 năm 2009 về việc đổi tên Bệnh viện Nội tiết thành Bệnh viện Nội tiết Trung ương trực thuộc Bộ Y tế. Đây không chỉ là sự đánh giá cao của Bộ Y tế đối với Bệnh viện Nội tiết Trung ương mà còn là sự chỉ đạo, định hướng phát triển Bệnh viện trở thành Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực nội tiết và chuyển hóa của cả nước.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Y tế, với sự quyết tâm, định hướng phát triển phù hợp, hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện không ngừng phát triển. Từ chỗ Bệnh viện chỉ có 30 giường bệnh với 4 dãy nhà cấp 4 sau đó tăng lên 50 – 60 giường năm 1999, rồi 130 giường (thực kê 182 giường) với 1856 cán bộ, công chức, bao gồm 112 cán bộ trong biên chế, 73 hợp đồng, trong đó bao gồm: 77 cán bộ đại học và sau đại học, đại học khác 45; y tá, điều dưỡng 31 người. Bệnh viện có 11 khoa lâm sàng, 7 phòng chức năng và 2 tổ.

Với sự gia tăng không ngừng của người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở vật chất của cơ sở Thái Thịnh với 2 tòa nhà chính: khu hành chính xây dựng từ năm 1970, khu điều trị xây dựng từ năm 1996 đã trở nên chật hẹp, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển của Bệnh viện. Chính vì vậy, năm 2008, Bệnh viện được phép vay vốn của Ngân hàng Đầu tư phát triển xây dựng Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội nhằm giảm tải bệnh nhân. Đến tháng 11 năm 2012, cơ sở này đã hoàn thành tòa nhà 5 tầng và đi vào hoạt động khám, chữa bệnh. Năm 2014, khu điều trị 9 tầng đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng với mục đích là khu điều trị nội trú.

Từ khi cơ sở Tứ Hiệp đi vào hoạt động, với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, Bệnh viện đã có sự phát triển vượt bậc trong khám và điều trị bệnh nội tiết và chuyển hóa. Nhiều Khoa /Phòng mới được thành lập như: Khoa Phẫu thuật tuyến giáp, Khoa Điều trị kỹ thuật cao, Khoa Điều trị tích cực, Khoa Nội chung, Khoa Ngoại chung, Khoa Nội tiết sinh sản, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, đơn vị chạy thận nhân tạo thuộc Khoa Thận Tiết niệu… Hàng trăm các kỹ thuật mới, nhiều trang thiết bị hiện đại đã được áp dụng và triển khai phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Điển hình phương pháp mổ nội soi tuyến giáp của TTND.PGS.TS. Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện đã trở thành thương hiệu không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.

Hàng trăm nhà phẫu thuật trên thế giới đã đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương để học tập phương pháp mổ mang tên “Dr. Luong”. Với sự phát triển không ngừng của Bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng nhanh hàng năm. Từ số lượng khám bệnh 400-500 bệnh nhân ngoại trú/ngày, hiện nay số bệnh nhân ngoại trú cả 2 cơ sở đã tăng lên trên 2000 người/ngày, có những ngày lên tới 2600 người. Giường bệnh từ năm 2012 theo quyết định của Bộ Y tế là 600 giường nhưng số giường thực kê đã tăng hơn 1000 giường. Năm 2018, Bộ Y tế quyết định tăng số giường kế hoạch của Bệnh viện lên 1047 giường. Số lượng cán bộ Bệnh viện viện hiện tại là gần 1000 cán bộ.

Hiện, Bệnh viện có 44 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng. Đồng thời Bệnh viện được Bộ Y tế giao chỉ đạo và thực hiện Dự án Phòng chống đái tháo đường và Phòng chống CRLTI thuộc chương trình Mục tiêu Y tế Dân số giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 2017. Bệnh viện thực hiện chỉ đạo chuyên môn 63 đơn vị thuộc Hệ thống Nội tiết – Chuyển hóa trên toàn quốc.

Từ năm 2008 đến nay, Bệnh viện Nội tiết Trung tfơng cũng đã tiến hành chuyển giao các gói kỹ thuật, hỗ trợ nâng cao chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nội tiết chuyển hóa cho nhiều Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện nội tiết tỉnh khu vực phía Bắc theo đề án 1816. Bên cạnh đó Bệnh viện còn là cơ sở y tế hạt nhân đầu ngành của 6 Bệnh viện vệ tinh là các Bệnh viện Đa khoa tỉnh/ Bệnh viện Nội tiết tỉnh thuộc Đề án Bệnh viện Vệ tinh. Bệnh viện thực hiện ký kết hợp đồng chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở tuyến dưới thông qua đào tạo tại Bệnh viện cũng như đào tạo chuyển giao tại các Bệnh viện vệ tinh.

Hình ảnh tư liệu về công tác kiểm tra cơ sở sản xuất muối
Nguyên TBT Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc tại Bệnh viện

Hình ảnh ghi lại tại cơ sở Thái Thịnh