Địa chỉ khám đái tháo đường uy tín tại Hà Nội

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs- Leoffler) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vaccine. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%. Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD).
Nguồn lây bệnh:
Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi nói chuyện, tiếp xúc với dịch tiết, tổn thương da hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân, bề mặt, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn gây bệnh. Bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng, bùng phát thành dịch bệnh nếu người dân chủ quan và không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Biểu hiện và triệu chứng:
Bạch hầu có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm thường gặp như: Sốt; Viêm amidan, hầu họng, mũi, thanh quản, xuất hiện giả mạc lan nhanh màu trắng ngà hoặc xanh xung quanh tổ chức viêm;
Ho, khàn tiếng, nuốt đau;
Da xanh, chán ăn, nổi hạch dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
Khi thấy các biểu hiện trên, người dân nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được hướng dẫn xử trí, điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm:
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
Tắc nghẽn đường hô hấp: Lớp giả mạc do vi khuẩn bạch hầu gây ra dễ dàng lây lan nhanh chóng gây lấp đường hô hấp, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.
Tổn thương tim mạch: Viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền, huyết khối… có thể gây tử vong đột ngột.
Tổn thương thần kinh: Độc tố bạch hầu có thể gây ra biến chứng tê liệt các dây thần kinh màn hầu, liệt vận nhãn, liệt các chi…
Tổn thương thận: Tổn thương cầu thận, ống thận dẫn đến đái ít, vô niệu, suy thận.
Thể tối cấp: Tử vong sau 24-36 giờ với các triệu chứng khó thở, đi ngoài phân lỏng, xuất huyết và trụy mạch.
Thể tiến triển nhanh: Tử vong sau 5-6 ngày.
Thể ác tính thứ phát/biến chứng muộn: Xuất hiện sau bạch hầu thể thông thường nhưng điều trị muộn, hoặc xuất hiện sau bạch hầu ác tính tiên phát đến ngày 10-15, thậm chí ngày 35-50 của bệnh mới xuất hiện các biến chứng như trên.
Cách thức phòng chống dịch bệnh bạch hầu:
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng lịch;
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày;
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;
Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng;
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc cảnh báo và nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh bạch hầu là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của căn bệnh này và giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng bất thường như ho kéo dài, sốt cao không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219
📞 Số máy công tác: (0246) 2885158
Website: https://benhviennoitiet.vn