Người mắc Đái tháo đường có nguy cơ biến chứng cao khi bị cúm

797 18/02/2025, 14:40 (GMT+7)

Cúm A, cúm B và cúm C là những bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, thường gặp vào thời điểm giao mùa đông – xuân. Bệnh có thể lây nhiễm và hình thành dịch bệnh trên diện rộng. Đa số bệnh nhân đều có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh trở nặng, gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ mắc biến chứng cao khi bị cúm. Vậy cúm ở người đái tháo đường có nguy hiểm không? Người đái tháo đường dễ gặp biến chứng gì khi mắc cúm?

Những triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột và rất đa dạng, có thể kể đến như:

+ Sốt.

+ Đau đầu.

+ Nghẹt mũi, chảy nước mũi.

+ Cơ thể đau nhức.

+ Đau họng.

+ Ho.

+ Chóng mặt.

+ Buồn nôn.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, cúm A có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm trùng tai, viêm phổi hay các vấn đề bất thường về tim mạch,… Do đó, nếu người bệnh nên đi khám khi có triệu chứng bất thường, nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch hoạt động kém, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, mẹ bầu, người có bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch,….

Người mắc đái tháo đường bị cúm ảnh hưởng ra sao?

Theo các nghiên cứu, người bệnh đái tháo đường nhiễm cúm sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận các mùa cúm năm 2021-2022 có khoảng 30% người lớn nhập viện vì cúm có bệnh nền là đái tháo đường. Nguy cơ tử vong do các biến chứng của cúm cao gấp 3 lần so với người khỏe mạnh.

Phòng ngừa bệnh cúm ở người đái tháo đường

Người bị đái tháo đường và các bệnh mạn tính khác, đặc biệt là người cao tuổi nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng cúm như:

+ Tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh cúm.

+ Cần tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu ho, hắt hơi.

+ Thường xuyên rửa tay, súc miệng.

+ Người bệnh nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

+ Giữ không gian ở thoáng mát và thường xuyên vệ sinh các vật dụng dùng chung như tay nắm cửa, vật gia dụng.

Theo khuyến cáo từ khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Khi bị cúm A, người bệnh, đặc biệt là những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch… cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để phòng tránh biến chứng và giúp cơ thể sớm phục hồi. Ngoài ra, cần lưu ý nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần được theo dõi tại cơ sở y tế chuyên khoa như Bệnh viện Nội tiết Trung ương để được các bác sĩ thăm khám, điều trị, xử lý kịp thời các biến chứng.

Để khám tại Bệnh viện, NGƯỜI BỆNH vui lòng bấm số HOTLINE 1900 8219 hoặc đặt lịch trực tiếp Fanpage của Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

 

 

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *