Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học “Đặc điểm và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 có bệnh chứng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương”

165 19/07/2021, 10:06 (GMT+7)

Chủ nhiệm đề tài:  CN. Phạm Thị Diên, ThS. Bùi Minh Thông

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019

– Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    • Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng đang điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Nội tiết Trung ương

  • Phương pháp nghiên cứu
  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Trong đó: 

n: cỡ mẫu nghiên cứu

α: mức ý nghĩa thống kê = 0,05

Z:  hệ số tin cậy kiểm định 2 phía = 1,96

p: tỷ lệ người bệnh có kiến thức chăm sóc phòng chống biến chứng

d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, d=0.1

  • Địa điểm nghiên cứu: khoa Điều trị tích cực, Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Điều trị yêu cầu, Đái tháo đường, Nội tiết người lớn, Bệnh lý tuyến giáp, Rối loạn chuyển hóa và tim mạch, Nội chung, Điều trị kỹ thuật cao, Thận tiết niệu, Chăm sóc bạn chân
  • Phướng pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tham gia nghiên cứu
  • Phương pháp thu thập số liệu:
    • Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án, hỏi và quan sát khám bệnh
    • Thu thập thông tin từ bộ câu hỏi phát vấn cho người bệnh
  • Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm epidata 3.1 và SPSS 18.0
  1. Kết quả nghiên cứu:
    • Đặc điểm của người bệnh đái tháo đường type có biến chứng

Đái tháo đường type 2 có biến chứng tăng dần theo tuổi, đa số trên 45 tuổi, nhóm trên 65 tuổi chiểm tỷ lệ cao nhất 40,3%. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong nghiên cứu này có sự khác nhau giữa nam/nữ là 49/51. Vì đối tượng nghiên cứu được chọn là những người bệnh đái tháo đường type 2 đã có biến chứng nên thưởng gặp ở những người cao tuổi như hưu trí, tuổi già chiếm 43%. Người bệnh ở nông thôn, miền núi chiếm 34%, thành thị chiếm 66%. Trong nghiên cứu này trình độ trung học phổ thông trở xuống chiếm 63%.  Do nghiên cứu chọn những bệnh nhân đái tháo đường type 2 có biến chứng nên nhóm bệnh nhân đa phần có thời gian mắc bệnh lâu năm. Do chưa hiểu tác động của thói quen sinh hoạt đến bệnh đái tháo đường hoặc biết tác động của chế độ ăn uống, luyện tập đối với bệnh nhưng người bệnh không tuân thủ, lý do người bệnh đã hình thành thói quen nên ngại thay đổi.

Người bệnh thường nhập viện với nhiều triệu chứng khác nhau nhưng khi đánh giá trước khi ra viện thì nhìn chung các triệu chứng đã giảm hoặc khỏi. Đối với bệnh nhân có biến chứng bệnh tiến triển âm thầm, từ từ hầu như ít biểu hiện triệu chứng do vậy phát hiện bệnh thường muộn và nhiều người bệnh khi phát hiện bệnh đã có biến chứng vì vậy khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. So với khi vào viện và khi ra viện, mức kiểm soát đường huyết của người bệnh có cải thiện rõ rệt (lúc vào viện mức độ kém là 58,6% – lúc ra viện mức độ kém là 16,6%).

Mối tương quan giữa HbA1C và glucose huyết có mỗi tương quan thuận, glucose cao thì HbA1C cao.

Kiến thức của người bệnh về bệnh đái tháo đường: hậu quả, các biện pháp phòng tránh và kiến thức về quản lý bệnh của mình ớ một số người bệnh vẫn còn hạn chế. Do người bệnh chưa quan tâm, chưa tìm hiểu kiến thức về phòng, chữa bệnh của mình.

Tuân thủ điều trị để phòng tránh biến chứng của người bệnh vẫn còn thấp, kiểm tra sức khỏe hàng tháng chỉ đạt 8,3%, sử dụng thuốc theo đơn không đều là đạt 15,3%; người bệnh ăn ít rau xanh, nhiều sản phẩm chứa đường, ít luyện tập thể lực.

Người bệnh chưa đáp ứng nhu cầy được chăm sóc về tâm lý, tinh thần. Người bệnh cũng chưa được đáp ứng nhu cầu về tư vấn giáo dục sức khỏe. Do chưa thực hiện phân loại đối tượng người bệnh, chưa lập kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ để thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh nến chưa đáp ứng được nhu cầu người bệnh.

  • Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc ở người bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng

Mối liên quan giữa các biến số thông tin chung và HbA1C: quản lý glucose máu kém hơn người có trình độ học vấn thấp hơn. Người ở thành phố thị xã có HbA1C ≥ 7 lớn hơn ở vùng nông thôn, miền núi. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường càng lâu thì số người bệnh có biến chứng với HbA1C ≥ 7 càng lớn

Liên quan giữa biến số hoạt động chăm sóc của điều dưỡng với glucose huyết của người bệnh khi ra viện

Với những người bệnh thực hiện theo hướng dẫn, chăm sóc của nhân viên y tế như: ăn uống, luyện tập, tuân thủ điều trị thì mức độ glucose huyết nằm ở mức tốt/ chấp nhận được chiếm tỷ lệ cao.

Thay đổi các chỉ số  khi vào viện và trước khi ra viện: sau chăm sóc và điều trị các chỉ số glucose máu, vòng bụng, BMI, huyết áp đều giảm.

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *