Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị ngoại khoa cường tuyến cận giáp do suy thận mạn

551 12/08/2024, 14:39 (GMT+7)

Chủ nhiệm đề tài:      ThS. BS. Nguyễn Ánh Ngọc

Thư ký: ThS. BS. Vũ Mạnh Trường

 I. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán cường tuyến cận giáp do suy thận mạn và được điều trị phẫu thuật mở tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 03/2016 đến tháng 09/2019.

II. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu, theo dõi dọc.

III. Kết luận

Qua nghiên cứu 206 BN bao gồm 141 BN CTCG thứ phát và 65 BN CTCG tam phát, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

   Đặc điểm lâm sàng:

Bệnh CTCG do suy thận mạn có thể gặp ở cả nam và nữ với mọi lứa tuổi. Tỉ lệ gặp nam nhiều hơn nữ (1,6/1 và 1,2/1). Tuổi trung bình ở CTCG TP: 41,6±10,9 tuổi, CTCG TaP: 45,1±11 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp ở CTCG TP là 30–45 tuổi, CTCG TaP là 45 -60 tuổi.

Triệu chứng cơ năng: đa dạng. Các triệu chứng hay gặp là mệt mỏi, rối loạn đi tiểu và nước tiểu, đau xương, đi lại hạn chế.

Triệu chứng thực thể: Tỷ lệ sờ thấy u ở CTCG TP 50.4% và CTCG TaP 53,8%. U có đặc điểm hầu hết mật độ chắc và 100% di động.

  Đặc điểm cận lâm sàng:

Nồng độ canxi máu toàn phần và ion hóa trước mổ chủ yếu tăng ở nhóm CTCG tam phát. CTCG TP không tăng canxi máu trước mổ.

Nồng độ PTH máu trước mổ tăng cao  ở tất cả bệnh nhân: CTCG TP là 295,9 pmol/l và CTCG tam phát là 289,4 pmol/l.

Tất cả bệnh nhân nhóm CTCG TP và CTCG TaP đều suy thận mạn độ V.

Siêu âm có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh CTCG, phát hiện khối bệnh lý TCG ở 96,3% tổng số BN. Xạ hình: 66,7% tìm thấy khối bệnh lý TCG.

Giải phẫu bệnh: tất cả BN là quá sản lành tính TCG.

Hầu như không có sự khác biệt giữa nhóm CTCG TP và CTCG TaP.

  1. Kết quả phẫu thuật

Vị trí khối bệnh lý TCG: gặp ở tất cả các tuyến với tỷ lệ cao nhất ở các tuyến cận giáp dưới.

Canxi máu: Hầu hết nồng độ canxi máu về mức bình thường hoặc thấp. Hội chứng xương đói gặp nhiều (46,1%).

PTH máu: giảm nhiều ở các thời điểm theo dõi gần và dần ổn định ở thời điểm 3 và 6 tháng. Cường cận giáp tái phát chỉ gặp 8,2%.

Tai biến, biến chứng sau mổ: có 2 trường hợp tử vong thuộc nhóm CTCG TP và CTCG TaP. Các biến chứng khác như phù phổi cấp, tổn thương TKQN tạm thời chỉ gặp với tỉ lệ thấp.

Thời gian cuộc mổ trung bình là 50,6± 11,7 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm CCG TP và CCG tam phát tương đương.

Thời gian điều trị sau mổ trung bình là 7,64 ± 3,79 ngày. Ở nhóm CTCG TP và CTCG TaP tương đương nhau.

Triệu chứng đau xương giảm hơn 80% ở cả 2 nhóm CTCG suy thận.

Kết quả chung của phẫu thuật: thành công 90,1% ở CTCG TP và 91,3% ở CTCG tam phát.

Phẫu thuật cắt gần toàn bộ các tuyến cận giáp điều trị CTCG TP và CTCG TaP do suy thận mạn là phương pháp phẫu thuật tương đối an toàn và hiệu quả.

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *