Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ – Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Cập nhật kiến thức y học hiện đại”

Phạm Thúy Hường *, Nguyễn Quang Phúc*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tổn thương thận ở người bệnh đái tháo đường típ 2 phát hiện trong năm đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 145 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 phát hiện trong năm đầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương từ 08/2021 đến 08/2022. Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, làm các kết quả cận lâm sàng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, chúng tôi thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất. Kết quả: Tuổi trung bình 52,89 ± 11,63 tuổi; Nam/Nữ 1,2/1; Tỷ lệ phát hiện lần đầu là 51%; BMI trung bình 23,6 ± 2,9, nhóm thừa cân, béo phì chiếm 60,7%; Tỷ lệ tăng huyết áp 26,2%; có 64,8% bệnh nhân rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu trong đó Triglycerid 38,8%, Cholesterol TP 42,8%, HDL – C 15,4%, LDL – C 23,0%; Glucose máu trung bình 7,20 ± 1,63, HbA1c trung bình 7,02 ± 1,04; Tỷ lệ có MLCT > 90ml/phút là 74,5%, MLCT từ 60-89ml/phút là 22,8%; MLCT < 60ml/phút là 2,8%; Tỷ lệ ACR ≥ 3mg/mmol là 29,7%;Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương thận (ACR ≥ 3mg/mmol và/hoặc MLCT < 60ml/phút) là 31,7%
Từ khóa: Chỉ số Albumin/ Creatinin, biến chứng thận, đái tháo đường típ 2
Đặt vấn đề:
Bệnh đái tháo đường là một trong 3 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Trong các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường, tổn thương thận do đái tháo đường là một biến chứng thường gặp, khi có biểu hiện lâm sàng thì chức năng thận đã giảm, nhanh chóng dẫn đến suy thận mạn tính không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy việc chẩn đoán sớm tổn thương thận do đái tháo đường để có phương pháp điều trị thích hợp nhằm ngăn chặn tiến triển đến bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối là hết sức cần thiết. Microalbumin niệu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận do đái tháo đường. Bệnh thận đái tháo đường tiến triển từ microalbumin niệu đến albumin niệu, bệnh thận mạn do đái tháo đường và suy thận giai đoạn cuối [1]. Trên thực tế lâm sàng, người bệnh đến khám xét nghiệm tình cờ phát hiện có tổn thương thận giai đoạn sớm và cũng có những người bệnh khi chẩn đoán xác định đã có tổn thương suy thận. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: “Nghiên cứu đặc điểm tổn thương thận ở người bệnh đái tháo đường típ 2 phát hiện trong năm đầu”
eGFR (ml/phút/1,73 m2 da) = 1,86 x (creatinin huyết thanh)-1,154 x (tuổi)-0,203
Trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, tại Bệnh viện NTTW chúng tôi thu nhận 145 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 thỏa mãn điều kiện nghiên cứu. Kết quả thu nhận như sau
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=145)
Chỉ số | Số bệnh nhân | Tỷ lệ % | |
Giới | Nam
Nữ |
80
65 |
55.2
44.8 |
Tuổi | < 30
30 – 49 50 – 69 |
4
46 85 10 |
2.8
31.7 58.66 6.9 |
Tỷ lệ phát hiện lần đầu | Phát hiện lần đầu
Phát hiện khi đã đến khám |
74
71 |
51.0
49.0 |
BMI | < 18.5
18.5 – 23 ≥ 23 |
6
51 88 |
4.1
35.2 60.7 |
Tăng huyết áp | 38 | 26.2 | |
Rối loạn lipid máu
|
94 | 64.8 |
Tổng số có 145 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình 52.89±11.63, tập trung chủ yếu trong độ tuổi 50-69 trong đó nam chiếm 55.2%, nữ chiếm 44.8%. Nhóm nghiên cứu có 51% bệnh nhân mới phát hiện lần đầu, 49% bệnh nhân đã được phát hiện và thời gian dưới 1 năm. BMI trung bình 23.6 ± 2.9, chiếm phần lớn là người thừa cân và béo phì (60.7%). Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và rối loạn lipid mái lần lượt là 26.2% và 64.8%.
Bảng 3.2: Đặc điểm kiểm soát Glucose, HbA1c và các chỉ số lipid máu
Chỉ số | ± SD | Tỷ lệ rối loạn (%) | |
Glucose máu (n=145) | 7.20 ± 1.63 | ||
HbA1c % (n=145) | 7,02 ± 1,04 | ||
HbA1c ≤ 6.5% | 33.8 | ||
6.5% < HbA1c ≤ 7.5% | 42.2 | ||
HbA1c > 7.5% | 24.0 | ||
Cholesterol TP (mmol/L) (n = 145) | 5.01 ± 1.42 | 42.8 | |
HDL-C (mmol/L) (n = 145) | 1.20 ± 0.39 | 15.4 | |
LDL-C (mmol/L) (n = 145) | 2.79 ± 0.96 | 23.0 | |
TG (mmol/L) (n = 145) | 2.72 ± 2.73 | 38,8 |
Ở nhóm nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân kiểm soát đường máu tương đối tốt, Glucose máu trung bình 7.20 ± 1.63, kiểm soát HbA1c kém chiếm tỷ lệ nhỏ (24.0%). Trong các chỉ số Lipid máu được khảo sát, kiểm soát HDL-C tốt nhất, kém nhất là Cholesterol TP (42.8%)
Bảng 3: Phân loại mức lọc cầu thận (n =145)
Mức lọc cầu thận (ml/phút) | Số bệnh nhân | Tỷ lệ % |
≥ 90 | 108 | 74.5 |
60 – 89 | 33 | 22.8 |
30 – 59 | 2 | 1.4 |
15 – 29 | 1 | 0.7 |
< 15 | 1 | 0.7 |
Mức lọc cầu thận ≥ 90ml/phút chiếm 74.5%, đa số bệnh nhân có mức lọc cầu thận bình thường, mức lọc cầu thận 60 – 89 ml/phút chiếm 22.8%, số lượng bệnh nhân có mức lọc cầu thận < 60ml/phút chiếm không đáng kể
Bảng 4: Mức độ tổn thương thận dựa vào ACR
Chỉ số | Số lượng bệnh nhân | Tỷ lệ % |
ACR < 3 mg/mmol | 102 | 70.3 |
ACR ≥ 3mg/mmol | 43 | 29.7 |
Nhóm nghiên cứu (n = 145) có 29.7% bệnh nhân có ACR ≥ 3mg/mmol
Bảng 5: Mối liên quan giữa mức lọc cầu thận và ACR
MLCT (ml/phút) | ACR | ||||
≥ 3mg/mmol | < 3mg/mmol | ||||
n | % | n | % | p = 0,836
OR = 0,786 |
|
< 60 | 1 | 2,3 | 3 | 2,9 | |
≥ 60 | 42 | 97,7 | 99 | 97,1 | |
Tổng | 43 | 100,0 | 102 | 100,0 |
Trong NNC, tổng số người bệnh có tổn thương thận (MLCT < 60ml/phút và/hoặc ACR ≥ 3mg/mmol) là 46/145 người bệnh, chiếm 31,7%
Nghiên cứu được tiến hành trên 145 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương. Tuổi trung bình là 52.89±11.63, nam/nữ 1.2/1. Thời gian phát hiện đái tháo đường dưới 1 năm, trong đó có 74 bệnh nhân (51%) mới phát hiện. Một số nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Như Nghĩa (2009) và Lê Quang Toàn (2021) cho độ tuổi trung bình lần lượt là 53.2[2] và 62.3±9.1[3]. Ta nhận thấy tuổi của phát hiện bệnh đái tháo đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa do bệnh đái tháo đường được quan tâm hơn và được áp dụng nhiều thành tựu khoa học, nhiều kỹ thuật mới hơn. Hầu hết các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có béo phì và trong vòng 20 năm qua, trên toàn cầu các bệnh có liên quan đến béo phì chủ yếu giải thích sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Béo phì và thừa cân là yếu tố nguy cơ lớn nhất của 80-90% người bệnh đái tháo đường. Trên thế giới, ít nhất 2.8 triệu người chết mỗi năm là kết quả của thừa cân hoặc béo phì, ước tính 35.8 triệu người khuyết tật là do béo phì hoặc thừa cân [4]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình là 23.6±2.9 kg/m2 và tỷ lệ người thừa cân, béo phì là 60.9%. Theo tác giả Trần Đình Sỹ (2016) tỷ lệ người thừa cân, béo phì là 50.3%, cho thấy BMI trung bình là 23.3±2.89 kg/m2 [5]. Tác giả Tạ Thị Thanh Hiền (2019) cho kết quả BMI trung bình là 22,92 ± 2,52 kg/m2, nhóm thừa cân và béo phì chiếm 45,56% [6]. Kết quả của chúng tôi có cao hơn các nghiên cứu do thói quen ăn uống nhiều tinh bột, lipid, những thức ăn nhanh, kèm lối sống ít hoạt động thể lực dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa ở người dân. Nghiên cứu đối tượng đái tháo đường típ 2 phát hiện trong năm đầu do đó việc kiểm soát Glucose máu, HbA1c còn tương đối tốt.
Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối ở các nước phương tây. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm bệnh nhân phải điều trị thay thế thận tại Hòa Kỳ năm 2018 chiếm 48% trường hợp [7]. Vì vậy việc đánh giá tổn thương thận sớm là việc hết sức cần thiết. Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá tổn thương sớm gồm: Sinh thiết thận, đánh giá qua MLCT và đánh giá qua sự xuất hiện của albumin niệu. Trong đó sinh thiết là tiêu chuẩn vàng nhưng khó thực hiện. Vì vậy, ta đánh giá tổn thương thận qua 2 yếu tố là mức lọc cầu thận hoặc đánh giá sự xuất hiên albumin niệu. Xét nghiệm định lượng MAU 24h là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá microalbumin niệu [8], xong việc thu thập mẫu nước tiểu 24h là rất khó khăn, dễ sai số do bảo quản. Hơn nữa sự bài tiết Albumin niệu là thay đổi trong ngày, biến đổi ở các mẫu khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong khi ACR niệu gần như là không thay đổi. Do đó, một tiêu chuẩn được NKF (National Kidney Foundation) khuyến cáo áp dụng hiện nay là dựa vào ACR với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên để gián tiếp đánh giá sự bài tiết Albumin niệu 24h. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ số ACR với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên và Albumin niệu 24h. Đo ACR sử dụng mẫu nước tiểu ngẫu nhiên rất thuận tiện cho bệnh nhân và có giá trị trong chẩn đoán tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có ACR ≥ 3mg/mmol là 29.7%, MLCT < 60ml/phút là 2.8%, tỷ lệ tổn thương thận (gồm MLCT< 60ml/phút và/hoặc ACR ≥ 3mg/mmol) là 31.7%. So sánh với nghiên cứu của Trần Nam Quân (2015) tỷ lệ tổn thương thận ở đối tượng người bệnh Đái tháo đường mới phát hiện là 54,8% [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có so sánh với các nghiên cứu khác là có sự khác nhau. Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, phương pháp đánh giá và phát hiện tổn thương thận ở các nghiên cứu là khác nhau. Tổn thương thận là biến chứng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường.
Ta cũng nhận thấy nếu chỉ sử dụng mức lọc cầu thận hoặc albumin niệu thì có thể để sót những bệnh nhân có tổn thương thận. Trên bảng 5 ta thấy có 43/145 bệnh nhân có mức lọc cầu thận ≥ 60ml/phút nhưng ACR ≥ 3mg/mmol, tỷ lệ này cao hơn khi chỉ đánh giá tổn thương thận bằng mức lọc cầu thận (4/145) hoặc ACR (43/145). Do vậy, cần kiểm tra có hệ thống bệnh nhân mới mắc đái tháo đường nhằm phát hiện, điều trị sớm cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Nam Quân (2015), “Nghiên cứu tổn thương thận người tiền đái tháo đường và đái thào đường típ 2 mới phát hiện”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19 số 4, tr: 378-381.
🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219
📞 Số máy công tác: (0246) 2885158
Website: https://benhviennoitiet.vn