Béo phì: Mối đe dọa toàn cầu

341 04/03/2025, 15:45 (GMT+7)

Béo phì là một bệnh mãn tính phức tạp được xác định bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo có thể làm suy giảm sức khỏe. Cụ thể, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim, ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe xương và khả năng sinh sản. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc việc di chuyển.

Trên kênh https://www.worldobesityday.org/ đưa ra dự báo đến năm 2035 như sau:

  • 1,9 TỶ: Số người trên toàn thế giới sẽ sống chung với tình trạng béo phì vào năm 2035.
  • 4,32 NGHÌN TỶ: Tác động kinh tế toàn cầu ước tính của tình trạng thừa cân và béo phì vào năm 2035.
  • TĂNG 100%: Béo phì ở trẻ em dự kiến ​​sẽ tăng 100% trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2035.
  • 1 TRONG 4: Dự kiến ​​1 trong 4 người trong số chúng ta sẽ sống chung với tình trạng béo phì vào năm 2035.
  • TĂNG 2 lần: Số người lớn sống chung với tình trạng thừa cân và béo phì dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2035.

Tại Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì cũng càng tăng nhanh, tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành hiện nay là 6,6%. Tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia.

Theo thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trước đó, Viện dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP. HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%. 

Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm trong một quãng thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi sẽ vô cùng khó khăn và tốn kém. Sau đây là một số hậu quả của thừa cân, béo phì

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và đột quỵ, ung thư,…
  • Hệ miễn dịch hoạt động kém, nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh.
  • Ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp do cân nặng vượt quá sức chịu đựng
  • Tác động đến tâm lý: Tự ti, dễ stress,… đây là tâm lý chung của người thừa cân béo phì

Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh không lây nhiễm liên quan, phần lớn có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng các biện pháp sau:

  • Đảm bảo tăng cân phù hợp trong thai kỳ;
  • Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh và tiếp tục cho con bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn;
  • Giới hạn thời gian sử dụng màn hình điện tử;
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường và thực phẩm giàu năng lượng;
  • Thực hiện lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc, tránh thuốc lá và rượu, tự điều chỉnh cảm xúc;
  • Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. 

Hãy thay đổi ngay hôm nay: Dinh dưỡng hợp lý, tăng cường tập luyện, đi khám sức khoẻ định kỳ để nhận được các phương pháp điều trị tốt nhất!

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống béo phì năm 2025:”Thay đổi hệ thống, cuộc sống khỏe mạnh hơn”

 

 

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *