Tóm tắt để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Đặc điểm lâm sàng thường gặp và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau mắc covid trong vòng 3 tháng đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương

1089 05/07/2024, 15:20 (GMT+7)

Chủ nhiệm đề tài: – Đ.DCKI Tạ Kim Anh

                               – CNĐD Trần Thị Thúy Loan

I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

  • Mô tả các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân sau mắc covid trong vòng 3 tháng đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương.
  • Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân sau mắc covid trong vòng 3 tháng đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

+ Tiêu chuẩn lựa chọn:

  • Người bệnh đã từng mắc và khỏi bệnh COVID-19 theo chẩn đoán của Bộ y tế ban hành tại Quyết định 250/QĐ-BYT về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19”
  • Người bệnh sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng kể từ ngày chẩn đoán bệnh
  • Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu

+ Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính
  • Hồ sơ bệnh án không đủ thông tin nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

  • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2022 đến tháng 05/2023
  • Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 05/2022 đến tháng 03/2023
  • Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

2.3. Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
  • Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
  • Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức mẫu 1 tỷ lệ sử dụng phần mềm WHO Sample Size 2.0:

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần có.

α là ý nghĩa thống kê, ở mức α = 0,05 thì giá trị Z tương ứng là 1,96.

p: Tỷ lệ đối tượng có bệnh. Để đảm bảo cỡ mẫu bao phủ hết các nội dung nghiên cứu chúng tôi lấy giá trị p=0,874 là tỷ lệ người bệnh có ít nhất 1 triệu chứng sau khi đã khỏi COVID-19 trong nghiên cứu của Angelo Carfi và cộng sự.24

  • Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành trên 268 đối tượng đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn một nửa đối tượng là nữ giới (59,3%), nam giới chiếm tỷ lệ 40,7%, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tân và cộng sự (2022)29 thực hiện trên người bệnh có hội chứng hậu COVID-19 nhập viện điều trị, với tỷ lệ nữ giới chiếm 55,0%.
  • Tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 55,6±11,2, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 45 đến 75 với tỷ lệ 72,7%.
  • Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ khá cao người bệnh có tình trạng thừa cân béo phì với mức BMI ≥23 với tỷ lệ 37,0%.
  • Về bệnh lý mãn tính kèm theo, đa phần đối tượng nghiên cứu mắc đái tháo đường (73,1%), 38,1% người bệnh có tăng huyết áp, 20,5% người bệnh bướu cổ và 17,9% mắc bệnh basedow.
  • Về triệu chứng xuất hiện sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng, kết quả ghi nhận thấy có 212 (79,1%) người bệnh xuất hiện ít nhất 1 triệu chứng sau khi khỏi COVID-19.
  • Nghiên cứu cho thấy có tổng cộng 16 triệu chứng sau mắc COVID-19 được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó, phần lớn người bệnh gặp phải triệu chứng mệt mỏi (75,4%), một số triệu chứng có tỷ lệ cao như mất ngủ (55,6%), khó thở (51,9%), lo lắng (50,4%), đau khớp (46,6%), ho dai dẳng (46,6%), rụng tóc (36,9%) và tức ngực (35,8%). Các triệu chứng kéo dài sau COVID-19 xuất hiện trên nhiều các cơ quan bộ phận khác nhau trên cơ thể với tần xuất khá phổ biến, việc theo dõi sát dấu hiệu này là rất quan trọng, nhất là trên những người bệnh nhập viện điều trị bệnh lý khác.
  • Nghiên cứu của chúng tôi chũng cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và sự xuất hiện triệu chứng sau mắc COVID-19, trong đó nữ giới có tỷ lệ xuất hiện triệu chứng cao hơn so với nam giới (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với tình trạng xuất hiện triệu chứng, đối tượng 66 – 75 tuổi và > 75 tuổi có tỷ lệ xuất hiện triệu chứng cao hơn so nhóm khác (p<0,05). Một số bệnh mãn tính kèm theo cũng làm tăng tỷ lệ xuất hiện triệu chứng sau khi khỏi COVID-19, trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh mắc đái tháo đường có tỷ lệ xuất hiện triệu chứng này cao hơn (p<0,05), tương đồng với các báo cáo của các tác giả trước đây chỉ ra sự khác biệt này.

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *