Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học Điều tra tỷ lệ rối loạn glucose máu và các yếu tố nguy cơ đái tháo đường ở trẻ em lửa tuổi 11-14 tuổi năm 2018

110 04/05/2020, 9:07 (GMT+7)

Chủ nhiệm đề tài:  TS. BS. Phan Hướng Dương

                               BS. Hoàng Văn Minh

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

– Xác định tỷ lệ rối loạn glucose máu ở trẻ em lứa tuổi 11-14 tuổi trên toàn quốc năm 2018

– Mô tả các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2 ở trẻ em lứa tuổi 11-14

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    • Đối tượng nghiên cứu

Trẻ em từ 11-14 tuổi tại các trường trung học cơ sở trên toàn quốc, có khả năng giao tiếp để trả lời phỏng vấn; phụ huynh và học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu.

  • Phương pháp nghiên cứu
  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

 

Trong đó: 

n: cỡ mẫu nghiên cứu

z: hệ số tin cậy 95% = 1,96

p: giá trị ước đoán tỷ lệ trẻ em rối loạn đường máu

d: độ chính xác mong muốn chọn = 0,015

DE: hiệu quả thiết kế cụm, lấy = 2

  • Phương pháp chọn mẫu và các bước tiến hành
  • Bước 1: chọn khu vực nghiên cứu
  • Bước 2: chọn cụm nghiên cứu
  • Bước 3: chọn trường trung học cơ sở
  • Bước 4: chọn đối tượng nghiên cứu
  • Các biến số của nghiên cứu
  • Thông tin chúng: tuổi, giới, dân tộc
  • Nhân chắc học: chiều cao, cân nặng, BMI, vòng eo, vòng hông, mức chuyển hóa cơ bản BMR, tỷ lệ phần trăm mỡ của cơ thể BFP
  • Thông tin tiền sử và bệnh tật: tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, tiền sử bố mẹ bị tăng huyết áp, bố/mẹ thừa cân/béo phì, cân nặng khi sinh,…
  • Huyết áp
  • Kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống bệnh đái tháo đường
  • Hoạt động thể lực
  • Thói quen ăn uống
  • Rối loạn glucose máu
  • Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 22.0
  1. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả điều tra trên 2880 học sinh phát hiện 178 đối tượng mắc rối loạn glucose máu (6,2%), trong đó có 3 đối tượng mắc đái tháo đường (0,1%). Thói quen sinh hoạt, lối sống hàng ngày là những yếu tố quan trọng trong phòng bệnh đái tháo đường, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh 11-14 tuổi là 27,8%, trong đó thừa cân là 17,9%, béo phì là 9,9%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở nam cao hơn ở nữ. Về thói quen vận động của trẻ lứa tuổi 11-14 tuổi cho thấy 90,6% trẻ em khi phỏng vấn đều nhận chơi một môn thể thao nào đó. Thời gian trung bình vận động mỗi ngày của trẻ em nam đáp ứng khuyến cáo của IDF, trẻ em nữ chưa đạt được. Quá nửa trẻ em đều chơi game, trong đó 34,7% trẻ chơi game trên 1 giờ, 100% trẻ đều vào mạng xã hội, 88% trẻ vào mạng xã hội dưới 60 phút/ngày. Đây là thói quen không tốt, làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh béo phì, tim mạch và đái tháo đường sau này. Tỷ lệ trẻ sử dụng nước ngọt có gas trên 3 lần/tuần là 25,6%.

Phân tích mối liêm quan cho thấy, béo phì làm yếu tố nguy cơ gây mắc rối loạn glucose máu (gắp 1,86 lần). Thừa cân béo phì ở bố, mẹ có liên quan tới thừa cân ở trẻ. Chơi điện tử, xem tivi, máy tính, điện thoại làm tăng nguy cơ mắc béo phì.

🏥 Cơ sở: Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

🏥 Cơ sở: Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

📞 Số máy tổng đài bệnh viện: 19008219

📞 Số máy công tác: (0246) 2885158

Website: https://benhviennoitiet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *